ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

 1. Hiệu quả - Giá trị của công nghệ năng lượng mặt trời?

 Không riêng về năng lượng mặt trời thì khi đầu tư bất kỳ một lĩnh vực, một ngành nghề thì chắc đều mà mọi người quan tâm nhất chính là hiệu quả. Vậy nếu nói về công nghệ năng lượng mặt trời chúng ta cũng phải tìm hiểu tính hiệu quả hoặc giá trị của mô hình này đem lại khi chúng ta đầu tư. 

 Để phân tích về hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực năng lượng thì có thể nói có rất nhiều yếu tố như: Quy mô, khu vực, giá trị, loại hình, ....

 - Quy mô: Khi đầu tư bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy nếu chúng ta đầu tư quy mô càng lớn, càng chuyên nghiệp thì giá thành đầu tư sẽ càng giảm theo tỉ lệ nghịch và hiệu quả kinh tế sẽ càng tăng với các dự án năng lượng mặt trời cũng như vậy. Lấy ví dụ để đầu tư chi phí cho hệ thống năng lượng áp mái công suất 1Kw sẽ là 25-30 triệu đồng nhưng chi phí cho hệ 5Kw thì sẽ khoảng từ 80 - 100 triệu đồng, và khi quy mô càng lớn thì giá thành đầu tư sẽ càng giảm hơn.

- Khu vực: Theo khảo sát về cường độ chiếu sáng ở Việt Nam cho thấy thời gian nắng trong ngày trung bình được 4.7h. Đó là con số lý tưởng để phát triển năng lượng mặt trời mà các nước tiên phong trong công nghệ này phải thèm khát như Đức, Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, Châu Mỹ, còn ở Châu Á thì Trung Quốc, Hàn Quốc, ... đều không thể đạt được điều kiện thuận lợi này. Vì cường độ bức xạ ánh sáng phụ thuộc vào vùng miền (địa lý) nên chỉ tính riêng ở Việt Nam cũng có những số liệu khác nhau cho từng khu vực, từng Tỉnh, Thành. 

- Loại hình đầu tư cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của dự án năng lượng và điểm đầu tiên phải kể đến đó là chính sách về giá mua của điện lực. Ngoài giá mua vào của EVN thì còn có các yếu tố khác như làm thêm kết cấu ảnh hưởng chi phí đầu tư cao, kết hợp đầu tư về nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, làm kho, bãi, ... bên dưới mái.

- Như phân tích bên trên thì có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả khi đầu tư năng lượng mặt trời. Nhưng ngoài hiệu quả kinh tế ra thì mô hình đầu tư này còn mang đến các giá trị khác như: giảm bớt nhiệt độ cho ngôi nhà, giảm bớt gánh nặng cho ngành điện lực, và đặc biệt có một giá trị nhân văn khi bảo vệ môi trường góp phần thay đổi không gian sống trên hành tinh. 

2. Đầu tư năng lượng mặt trời như thế nào?

 Nếu như hiệu quả của các dự án năng lượng mặt trời được phân tích bên trên, vậy nếu muốn đầu tư thì chúng ta phải đầu tư như thế nào? 

- Xác định quy mô: Nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chúng ta chắc chắn sẽ có cơ sở nền tảng để phân tích và đầu tư sao cho hiệu quả nhất nhưng nếu chúng ta là những nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc không chuyên môn trong lĩnh vực này và muốn tìm hiểu thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định quy mô.

 Để đầu tư năng lượng mặt trời thì có 2 yêu cầu cơ bản là tài chính và diện tích. 

+ Tài chính thì như đã phân tích, tài chính càng lớn thì hiệu quả càng cao

+ Diện tích: Lấy ví dụ như mô hình áp mái giá điện mua vào cao nhưng chúng ta phải cần có một diện tích mái lớn mới đem lại hiệu quả cao, còn với quy mô nhỏ từ 3Kw trở xuống thì hiệu quả không cao, lúc này thì nhà đầu tư nên xác định mình đầu tư cho tương lai 6-7 năm mới thu hồi vốn. Còn với những mô hình lớn hơn chúng ta cần diện tích mái lớn vì vậy cần xem xét về nội lực của mình và chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư hoặc liên hệ các đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn.

3. Hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào?

 Có 3 loại hình hoạt động chủ yếu ở nước ta: Hòa lưới, lưu trữ và kết hợp cả 2.

 - Hòa lưới bán tải: Loại hình này phổ biến và phù hợp cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nhỏ

 + Nguyên tắc hoạt động: Tấm pin sản xuất ra dòng điện 1 chiều được truyền tải xuống bộ biến tần (Inverter : chuyển đổi điện một chiều thành dòng điện xoay chiều) sau đó qua hệ thống CB, đồng hồ hai chiều (EVN cấp) để hòa vào lưới điện quốc gia. Ban ngày thì sản xuất điện nếu dùng không hết thì bán cho điện lực, về đêm không sản xuất và mua điện vào. Cuối tháng nếu bán nhiều hơn mua thì phần chênh lệch được EVN thanh toán tiền cho nhà đầu tư, còn nếu mua vào nhiều hơn bán thì ngược lại nhà đầu tư thanh toán tiền chênh lệch cho EVN. Loại này đơn giản và thành phần chính của hệ thống gồm: Tấm pin/ngói năng lượng + Bộ biến tần + Đăng ký lắp đặt đồng hồ từ EVN.

+ Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, đơn giản và hiệu quả cao 

+ Nhược điểm: Không lưu trữ được điện năng nên nếu EVN mất điện thì cũng mất theo

- Lưu trữ: Ít phổ biến 

+ Nguyên tắc hoạt động giống như loại hình trên và chỉ khác nhau là không hòa vào lưới điện, đầu tư thêm acquy/ pin Lithium để lưu trữ ban ngày về đêm sử dụng.

+ Ưu điểm: Không lệ thuộc vào lưới điện của EVN

+Nhược điểm: Giá thành cao, chi phí vận hành lớn, bộ lưu trữ tuổi thọ thấp và lãng phí nếu không sử dụng hết điện.

- Mô hình kết hợp: Ít phổ biến

+ Nguyên tắc hoạt động giống như hai loại hình trên nhưng kết hợp cả lưu trữ và hòa lưới.

+ Ưu điểm: Giải quyết được các nhược điểm của hai loại hình trên.

+ Nhược điểm: Chỉ nên áp dụng với quy mô lớn mới mang hiệu quả kinh tế.

4.  Các điểm cần lưu ý trước khi đầu tư:

- Chi phí đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: 

+ Vật tư: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm và nhiều mức giá kèm theo chất lượng cũng khác nhau nên các chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ chủng loại và uy tín của các đơn vị thi công vì thời gian của một dự án có thể kéo dài hàng thập kĩ tránh tình trạng 3 năm hệ thống của mình không còn hoạt động bình thường mà đơn vị thi công không thể liên lạc. 

+ Ngoài hệ thống năng lượng thì các chủ đầu tư nên lưu ý những chi phí kèm theo như khung sắt, kết cấu hiện hữu có cần gia cố không? Có một vài trường hợp một số đơn vị không đủ năng lực về kết cấu về chuyên môn tải trọng làm ảnh hưởng đến công trình hiện hữu thì rất nghiêm trọng và chuyện này đã xảy ra ở một dự án lớn làm sập cả hệ kết cấu cũ rất lớn (nhà xưởng) và rất may mắn là không ảnh hưởng đến nhân mạng.

+ Việc lựa chọn đơn vị tư vấn và lắp đặt rất quan trọng nên quý khách cần tìm kiếm và chọn cho mình một đối tác chuyên nghiệp nhé, không chỉ về năng lượng mặt trời mà còn cần phải am hiểu về kỹ thuật về xây dựng sâu hơn nữa là về kiến trúc để tránh ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của công trình.

 Bài viết là những chia sẽ phân tích và đánh giá thị trường của các chuyên viên công ty cổ phần đầu tư xây dựng NHT. Mong nhận được sự đóng góp từ các bạn, công ty chúng tôi sẽ tiếp thu ghi nhận và thông tin đến mọi người sau. 

(Mọi sao chép, sửa đổi là vi phạm bản quyền và chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu nội dung sai lệch)

 Công ty cổ phẩn đầu tư xây dựng NHT chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời. Với đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư với nhiều năm kinh nghiệm, đam mê và nhiệt huyết cam kết sẽ cùng các khách hàng phát triển ý tưởng của mọi người lên tầm cao mới và hoàn mỹ nhất.

 Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết: (Miễn phí) 

Hotline: 0936.369.029                                Zalo/telegram: 0936.369.029

Email: NHTcorp2020@gmail.com

Hoặc trụ sở:

Lầu 5 - Waseco số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM.