NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI THIẾT KẾ - THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

 Một công trình đẹp luôn được đầu tư kỹ lưỡng từ tâm huyết, công sức và tiền bạc. Gia chủ càng có bảng kế hoạch chi tiết, tính toán chặt chẽ ban đầu thì kết quả sẽ càng giống với ý tưởng mong muốn. Vậy bạn đã biết quy trình chuẩn khi tiến hành đầu tư thiết kế thi công nhà ở hay chưa? Cùng tham khảo những chia sẻ của NHT Corp nhé!

1. Chuẩn bị 

1.1. Xác định phong cách kiến trúc và công năng sử dụng

 Việc đầu tiên của chủ đầu tư khi muốn tiến hành xây dựng một ngôi nhà đó là xác định ý tưởng kiến trúc. Bạn yêu thích kiểu nhà hiện đại hay cổ điển hơn? Bạn sẽ lựa chọn nhà ống, nhà lệch tầng hay nhà chữ L,...? Khu đất của bạn sẽ phù hợp với nhà cao tầng hay kiểu nhà vườn? Hãy chọn cho mình phong cách thiết kế trước khi làm việc với kiến trúc sư.

 Đặc biệt công năng sử dụng không nên quá thừa hoặc thiếu, hãy ước lượng cho từng không gian sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, một nhà ở dân dụng luôn có đầy đủ ba bộ phận chức năng là:

  • Bộ phận ở: phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ…

  • Bộ phận phục vụ: phòng bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh, nhà kho, sân phơi…

  • Bộ phận giao thông: cầu thang bộ, thang máy, hành lang, ban công…

Cuối cùng phải xem mục đích xây dựng là gì? Là nhà để ở, vừa làm nhà ở vừa kinh doanh, nhà xây để bán hay xây dựng mặt bằng kinh doanh (cửa hàng áo quần, quán cà phê, nhà hàng,...). 

1.2. Dự trù kinh phí đầu tư thiết kế thi công nhà ở

 Bước tiếp theo trước khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư cần dự trù tổng kinh phí mình phải bỏ ra. Chi phí đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào quy mô công trình, điều kiện thi công và yêu cầu về phong cách thiết kế của chủ đầu tư. Tổng kinh phí thông thường sẽ được chia làm ba giai đoạn: chi phí chuẩn bị ban đầu/ chi phí thiết kế, chi phí xây dựng, hoàn thiện nội thất. 

 Hãy liệt kê chi tiết nhất tất cả các khoản chi phí và dự trù thêm 10% trên tổng chi phí thiết kế thi công nhà ở (chuẩn bị cho những trường hợp thay đổi vật tư xây dựng hoặc điều chỉnh bảng thiết kế).

2. Triển khai bộ hồ sơ thiết kế 

Hiện nay bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ bản sẽ có 3 phần, bao gồm: phần kiến trúc, phần kết cấu và phần M&E (điện nước), ngoài ra còn các gói thiết kế nội thất 3D + chi tiết. Đây là bước quan trọng để chủ đầu tư có thể quản lý chi phí và chất lượng công trình. Thông thường giai đoạn này cần ít nhất 30 ngày (đối với nhà phố) làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế để hoàn thành bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh.

2.1. Phần kiến trúc

 Giai đoạn này rất quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng đối với một công trình để có thể kiểm soát về chất lượng, thẩm mĩ, và chi phí đầu tư của gia chủ nên lưu ý chuẩn bị thời gian, công sức và cùng làm việc với các đơn vị thiết kế để cho ra hồ sơ chất lượng nhất nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các giai đoạn thi công về sau.

 Bao gồm tất cả phần kiến trúc của ngôi nhà được xác định theo từng khu vực mà gia chủ mong muốn. Nhờ vào các bản vẽ kiến trúc, gia chủ có thể bước đầu hình dung được tổng thể và chi tiết bố cục không gian ngôi nhà, các khu vực chức năng,...toàn bộ không gian ngôi nhà theo từng khu vực. 

 Bản vẽ sẽ thể hiện mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt ngôi nhà được mô tả chi tiết. Đặc biệt, cùng phối cảnh mặt tiền 3D thể hiện style theo nhu cầu thiết kế của gia chủ.

2.2. Phần kết cấu

 Sau khi đã chốt được hồ sơ thiết kế kiến trúc thì các kỹ sư sẽ tính toán, địa chất, tải trọng, vật liệu, ... và cho ra hồ sơ kỹ thuật kết cấu công trình hay gọi là phần kết cấu. Trong hồ sơ kết cấu chủ yếu thể hiện những gì liên quan tới phần bê tông, sắt thép như bê tông móng, cột, sàn nhà,... Bản vẽ vị trí móng, cột nhà, kết cấu dầm, sàn tầng, .... và thống kế số lượng cốt thép cần thiết cho công trình.

2.3. Phần điện, nước

Để thiết kế thi công nhà ở hoàn chỉnh nhất thì không thể thiếu bản vẽ phần điện nước. Là bản vẽ chi tiết mặt bằng bố trí nguồn điện cho từng khu vực và các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ống nước ngầm, vị trí đồng hồ nước,... Và mỗi phần bản vẽ sẽ có thống kê chi tiết về số lượng vật tư cho gia chủ tạm tính chi phí.

2.4. Thiết kế nội thất

 Để thi công và đầu tư xây dựng một căn nhà thì ba phần đã được phân tích trên là đủ. Thế nhưng nếu có điều kiện gia chủ nên đầu tư phần thiết kế nội thất để có thể tối ưu tất cả không gian và đồng bộ về style cho căn từng khu vực không gian cho ngôi nhà.

 Nội dung của thiết kế nội thất có thể hiểu đơn giản là các bản vẽ chi tiết kích thước vật dụng, màu sắt, chất liệu, bố cục từng phòng, từng khu vực, .... Trong đó bộ hồ sơ thiết kế nội thất bao gồm bản vẽ kỹ thuật chi tiết (kích thước, vật liệu, màu sắc, ...) và phần thiết kế 3D để gia chủ hình dung các khu vực sau khi đầu tư sẽ như thế nào, màu sắc đúng style chưa, bố trí thiết bị có ngăn nắp, .....

 Lưu ý: Các phần trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật (kiến trúc, kết cấu, M&E) là một thể thống nhất của công trình và phải trùng khớp về kích thước, vật liệu, vị trí lắp đặt, .... Nếu trong quá trình thiết kế xảy ra bất hợp lý thì phải điều chỉnh lại thiết kế kiến trúc cho phù hợp. (Đơn giản hơn có thể ví dụ rằng nếu thiết kế kiến trúc thể hiện cây cột 200x200 nhưng chuyển qua bộ phận kết cấu tính toán không đủ khả năng chịu lực thì phải trả về bộ phận thiết kế thay đổi tiết diện và làm lại phương án)

3. Chọn nhà thầu xây dựng phù hợp

Giai đoạn chọn nhà thầu xây dựng để tiến hành thi công cũng rất quan trọng. Gia chủ có thể lựa chọn những đơn vị thiết kế thi công nhà ở trọn gói để thuận lợi trong việc kiểm soát chất lượng công trình. Sẽ có những trường hợp nhà thầu không đáp ứng được tiêu chuẩn của bộ hồ sơ thiết kế, nên nếu chọn được nhiều nhà thầu thì hãy so sánh lựa chọn kỹ lưỡng. 

Đặc biệt, đừng vì giá thành chênh lệch mà đưa ra quyết định sai lầm và sau đây là những tiêu chí hàng đầu lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín:

  • Hình ảnh thương hiệu của nhà thầu xây dựng uy tín

  • Có quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch và chuyên nghiệp

  • Năng lực của đội ngũ kiến trúc sư với nhiều năm kinh nghiệm

  • Năng lực của đội ngũ thi công xây dựng có chuyên môn cao

4. Quản lý, giám sát quá trình xây dựng

Sau khi gia chủ đã lựa chọn được nhà thầu phù hợp, việc giám sát nên được diễn ra song song với quá trình xây dựng. Giám sát thi công là cùng kết hợp với nhà thầu để kiểm soát và đảm bảo chất lượng công trình, an toàn, tiến độ và vệ sinh môi trường. Các kỹ sư công trình sẽ là người trực tiếp giám sát quá trình xây dựng, nhưng chủ đầu tư cũng nên theo dõi vật tư đầu vào, các tổ đội thi công và xem xét tay nghề của thợ,... nếu có sai sót có thể chỉnh sửa kịp thời.

Việc này sẽ đảm bảo công trình được xây dựng đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Giúp cho giai đoạn nghiệm thu công trình cũng sẽ diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.

5. Nghiệm thu và trang trí để đưa vào sử dụng

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế thi công nhà ở đó chính là nghiệm thu công trình và trang trí để đưa vào sử dụng. 

Nghiệm thu công trình là kiểm định chất lượng, khối lượng công trình, tiến độ và thẩm mỹ sau khi xây dựng. Quá trình nghiệm thu không chỉ từ chủ đầu tư mà còn được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền để đưa ra quyết định ngôi nhà của bạn có đủ chất lượng, kỹ thuật để đưa vào sử dụng hay không. Nếu phát hiện lỗi trong quá trình nghiệm thu, những bộ phận thi công chưa đạt chất lượng phải nhanh chóng khắc phục hậu quả. Và khi bàn giao công trình, nhà thầu cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để gia chủ có thể đưa vào sử dụng ngay.

Một lưu ý nhỏ cho các chủ đầu tư đang có ý định thiết kế thi công nhà ở, hay bất kỳ công trình xây dựng nào khác đó chính là sản phẩm của ngành kiến trúc/ xây dựng là sản phẩm được hình thành trong tương lai. Cho nên hãy lựa chọn vào những đơn vị mang đến cho chủ đầu tư niềm tin cao nhất để trải nghiệm dịch vụ và có được công trình như mong muốn.

Để được tư vấn thiết kế và thi công nội thất, kiến trúc; bạn vui lòng liên hệ ngay với NHT Corp tại:

- Hotline: 093 636 9029

- Email: xaydungnht@gmail.com

Và cùng theo dõi NHT Corp để cập nhật thông tin và xu hướng mới nhất trong ngành:

- Facebook: https://www.facebook.com/nhtcorp