NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ

  Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cải tạo, sửa chữa nhà ở, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, ... Vậy nhưng với khách hàng thì đa phần những đơn vị đều xa lạ vậy làm sao để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn nhà thầu cho dự án của mình.

 Trong bài viết này NHT xin chia sẽ đến mọi người qui trình làm việc phổ biến nhất để quý khách hàng có thể làm nguồn tham khảo.

 1. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng:
  Công ty/ đơn vị tiếp nhận yêu cầu của Quý khách hàng qua điện thoại, email hoặc gặp mặt trực tiếp

2. Khảo sát, đo đạc

 Bước này là quan trọng nhất của giai đoạn chuẩn bị trong việc sửa chữa cải tạo nhà nên khách hàng cần lưu ý.

 Sau khi có thông tin từ khách hàng đơn vị tư vấn sẽ cho cán bộ kỹ thuật (yêu cầu kinh nghiệm cao) để đến vị trí cần khảo sát, nắm bắt yêu cầu (đề bài) từ khách hàng và tiến hành đo đạc, tư vấn sơ bộ cho khách hàng nếu cần.

 Yêu cầu cán bộ thực hiện khảo sát phải là người có kiến thức tổng quát, có kinh nghiệm thi công, xử lý trong ngành xây dựng, và đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về kết cấu về, M&E. Khách hàng sẽ tập trung vào việc này để đánh giá mức độ chuyên môn và khả năng của đơn vị cung cấp dịch vụ.

3. Tư vấn, hoàn thiện hồ sơ :
 Từ những nội dung khảo sát đơn vị thi công sẽ về tổng hợp những yêu cầu từ khách hàng và dựa số liệu trên hiện trạng công trình vừa khảo sát, đo đạc được để lên phương án, tư vấn và hỗ trợ khách hàng đưa phương án phù hợp, tối ưu nhất. 
 Sau khi phân tích và xác định được dự án khả thi thì đơn vị thi công sẽ làm hồ sơ khối lượng, báo giá, hợp đồng (kèm bản vẽ hiện trạng + bản vẽ cải tạo được duyệt) gởi đến khách hàng.

 4. Ký kết hợp đồng, triển khai dự án 

  Khi cả hai bên đều đặt niềm tin vào nhau sau đó thỏa thuận điều kiện và cuối cùng là ký kết hợp đồng để cùng thực hiện dự án.

 Lưu ý là giữa đơn vị thi công và gia chủ đều cần bám sát nội dung và thực hiện đúng nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng sau đó mới đến quyền lợi nhé. Trong quá trình thi công thì các bên cùng giám sát lẫn nhau để đạt được mục tiêu là đi đến hoàn thành dự án trong tương lai chất lượng, tốt đẹp và nhanh nhất. Tránh tuyệt đối suy nghĩ làm khó nhau thì hậu quả sẽ không có lợi cho bất kì bên nào cả.

5. Bảo hành 
 Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành sản phẩm do mình thực hiện điều này đều được nêu rõ trong hợp đồng. Nhưng chúng ta nên lưu ý thêm là công trình sửa chữa có thể tùy vào qui mô mà có thể áp dụng hình thức giữ lại tiền bảo hành, hoặc đơn thuần là các đồ dùng được tận dụng lại cần phải rõ ràng minh bạch để sau này không xảy ra các tranh chấp không mong muốn.

 Tóm lại thì vấn đề bảo hành cần sự uy tín và sự minh bạch của nhà thầu kết hợp với sẽ chia của chủ đầu tư thì mới có thể hoàn thành tốt công  đoạn này. 

  Chủ đầu tư thì cần nhà thầu có năng lực, uy tín và trách nhiệm. Với đơn vị thi công thì cần có thượng đế để phục vụ mới phát triển được. Vậy với khách hàng hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn chính xác cho mình.

 NHT là một đơn vị mà khách hàng có thể gởi niềm tin và chúng tôi cam kết sẽ phấn đấu bằng cả tâm huyết, trí lực để giữ vững niềm tin của khách hàng.